Thất nghiệp là một định nghĩa được sử dụng trong kinh tế học, không quá khó hiểu với khái niệm này. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết sâu rộng về nó. Trong chuyên mục tài chính hôm nay, chúng tôi sẽ giúp cho các bạn có một cái nhìn sâu hơn và đa dạng hơn về khái niệm thất nghiệp là gì cũng như phân loại và tác động nghiêm trọng của thất nghiệp đến nền kinh tế xã hội.
I. Thất nghiệp là gì?
Thất nghiệp trong kinh tế học có tên tiếng Anh là unemployment, đây là tình trạng người lao động trong độ tuổi lao động và có khả năng làm việc muốn có việc làm mà không tìm được việc làm hoặc không được tổ chức, công ty và cộng đồng nhận vào làm. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động của xã hội.
Theo như tìm hiểu của Interensemble thì ở Việt nam, trong thời kì chuyển đổi nền kinh tế cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường tình trạng thất nghiệp là vấn đề mới nảy sinh. Hiện nay, tuy chưa có văn bản pháp quy về thất nghiệp cũng như các vấn đê có liên quan đến thất nghiệp, nhưng có nhiều công trình nghiên cứu nhất định. Những nghiên cứu bước đầu khẳng định thất nghiệp là những người không có việc làm, đang đi tìm việc và sẵn sàng làm việc nếu có cơ hội.
II. Phân loại thất nghiệp
1. Theo hình thức thất nghiệp
- Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn).
- Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc.
- Thất nghiệp chia theo giới tính (nam,nữ).
- Thất nghiệp chia theo lứa tuổi…
2. Phân loại theo tính chất thất nghiệp
- Thất nghiệp không tự nguyện (involuntary unemployment)
- Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment)
3. Theo lý do thất nghiệp
- Mất việc (job loser): do các đơn vị doanh nghiệp, cơ quan vì một lý do nào đó mà cho người lao động thôi việc.
- Bỏ việc (job leaver): đây là trường hợp người lao động tự ý thôi việc tại nơi đang làm vì những lý do như: không phù hợp môi trường làm việc, thời gian làm việc không hợp lý, mức lương không đảm bảo,…
- Nhập mới (new entrant): đây là những người vừa đến tuổi lao động và được bổ sung vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc làm nhưng chưa tìm được việc. Có thể thấy rằng đây hầu hết là những sinh viên vừa ra trường hoặc những lao động phổ thông vừa đến tuổi làm việc.
- Tái nhập (reentrant): là những người lao động đã hết tuổi và rời khỏi thị trường lao động nhưng nay lại đang muốn quay lại để tiếp tục làm việc nhưng chưa thể tìm được việc làm.
4. Phân loại theo nguyên nhân thất nghiệp
- Thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment): đây là dạng thất nghiệp luôn luôn tồn tại mà nền kinh tế nào cũng phải trải qua, nó sẽ không mất đi trong dài hạn ngay cả khi thị trường lao động cân bằng.
- Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường mà cao hơn mức tiền lương thực tế cân bằng của thị trường.
- Thất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment): mức thất nghiệp này xảy ra tương ứng với từng giai đoạn trong chu kỳ kinh tế, dạng thấy nghiệp này sẽ mất đi trong dài hạn mà nguyên nhân xảy ra chính là dol trạng thái tiền lương cứng nhắc tạo ra.
- Các trường hợp đặc biệt: Trong phân loại này sẽ bao gồm công nhân tuyệt vọng (là những cá nhân không mong muốn làm việc nhưng vẫn chấp nhận làm nếu có việc), thất nghiệp trá hình (cá nhân ứng tuyển fulltime nhưng chỉ làm việc partime), thất nghiệp ảo (cá nhân cố tình thất nghiệp để giảm trợ cấp).
III. Công thức đo lường tỷ lệ thất nghiệp
Lực lượng lao động (L) = số người có việc làm (E) + số người thất nghiệp(U)
Tỷ lệ thất nghiệp chính là tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động bị thất nghiệp, nó chính là số liệu thể hiện được hiệu quả sử dụng lao động của nền kinh tế.
Ngoài ra, những chuyên gia còn dùng thước đo tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng.
Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng = (Tổng số ngày công làm việc thực tế) / Tổng số ngày công có nhu cầu làm việc x 100%
Thời gian thất nghiệp trung bình: đo lường khoảng thời gian trung bình không có việc làm của một người thất nghiệp
t– = khoảng thời gian thất nghiệp trung bình
N = số người thất nghiệp trong mỗi loại (phân theo thời gian)
T = thời gian thất nghiệp của mỗi loại
Tần số thất nghiệp: đo lường 1 người lao động trung bình bị thất nghiệp bao nhiêu lần trong một thời kỳ nhất định
Không chỉ vậy, để đánh giá quy mô của lực lượng lao động người ta sử dụng chỉ số
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = Lực lượng lao động / Dân số trưởng thành x 100%
IV. Tác động của thất nghiệp đến nền kinh tế – xã hội
Tình trạng thất nghiệp rất đáng quan ngại vì nó sẽ gây ra nhiều tác hại xấu cho nền kinh tế và xã hội, dưới đây sẽ là 3 tác động lớn nhất mà thất nghiệp ảnh hưởng:
1. Tác động đến sự tăng trưởng kinh tế
Tình trạng thất nghiệp xảy ra trong nền kinh tế thể hiện rằng đang có một lực lượng lao động không sử dụng đúng cách và đang lãng phí. Sự phát triển của nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nến sức lao động đang bị lãng phí như vậy? Dấu hiệu của tình trạng suy thoái kinh tế đó chính là tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao và đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát.
2. Ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động
Người lao động chính là đối tượng trực tiếp phải chịu ảnh hường nặng nề nhất của tình trạng thất nghiệp, không có việc làm cũng đồng nghĩa là người lao động sẽ không có thu nhập, dẫn đến tình trạng đói nghèo mà hơn nữa là tình trạng sức khỏe cũng giảm sút.
Không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người lao động đang bị thất nghiệp mà nó còn ảnh hưởng đến gia đình người lao động đó. Người thất nghiệp sẽ tạo nên gánh nặng trong đối với những người còn lại trong gia đình khi phải gánh vác thêm người khác, hơn nữa nếu như bố mẹ là người không có thu nhập thì con cái họ có thể sẽ không được đi học, con cái không được chăm lo về ăn uống và cả sức khỏe.
3. Gây nguy hại đến trật tự xã hội
Thất nghiệp chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bất ổn của xã hội. Khi người lao động không có thu nhập để chăm lo cho cuộc sống thì sẽ sinh ra tâm lý bất mãn và có thể sẽ làm liều để có thể có tiền trang trải. Đã có không ít tình trạng thất nghiệp nên đâm đầu vào các công việc bất chính và sa đà vào tệ nạn, hơn nữa là xảy ra tình trạng trộm cướp và có thể đâm đầu vào con đường mại dâm.
V. Những giải pháp để làm hạ tỷ lệ thất nghiệp
Để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp thì nhà nước cần có những động thái tích cực như:
- Thực hiện các chính sách kích thích tổng cầu, chống suy thoái kinh tế.
- Tăng cường hoạt động của dịch vụ về giới thiệu việc làm.
- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại nguồn lực.
- Giảm thuế suất biên đối với thu nhập.
- Tạo thuận lợi cho di cư lao động.
- Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp.
Thất nghiệp là tình trạng đáng lo ngại không chỉ ở Việt Nam mà là cả trên toàn thế giới, để giảm thiểu những tác động xấu mà thất nghiệp mang đến cần sự chung tay từ nhà nước cho đến mỗi cá nhân.