SEO Onpage là một trong những thủ thuật quan trọng mà mỗi một SEOer cũng phải làm để tối ưu hóa trang web nhằm đạt được thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Vậy SEO Onpage là gì, tại sao và cần làm những gì khi SEO Onpage? Cùng Interensemble giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.
1. SEO onpage là gì?
SEO Onpage là công việc của những SEOer thực hiện các thủ thuật để tối ưu hóa các yếu tố hiển thị trực tiếp trên trang web. SEO Onpage hỗ trợ trang web có được xếp hạng cao hơn trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm, từ đó tiếp cận được nhiều khác hàng hơn và tăng lượt traffic từ nhiều nguồn kiếm tự nhiên.
SEO onpage bao gồm 2 yếu tố chính là Content SEO và yếu tố kỹ thuật SEO. Còn SEO offpage chủ yếu bao gồm việc xây dựng liên kết.
2. Tại sao nên làm SEO Onpage
Để có thể có được thứ hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm, để tiếp cận được nhiều khách hàng năng hơn và tăng lượng Traffic hơn tới website của bạn, thì SEO onpage là một yếu tố không thể thiếu đối với SEOer
Có một điều khác biệt so với SEO offpage, thì SEO onpage 100% nằm trong sự kiểm soát của bạn.
3. SEO Onpage cần phải làm những gì?
Tối ưu URL bài viết
Đối với SEO Onpage, một trong nhân tố tác động nhiều nhất đến nó chính là URL. Để có một URL chất lượng thì cần đáp ứng 3 điều kiện sau:
- Ngắn gọn nhưng thể hiện được chủ đề bài viết
- Chứa từ khóa SEO
- Có mối liên hệ với bài viết
Ví dụ, mình đang SEO từ SEO onpage là gì thì đặt URL dạng: https://www.interensemble.org/seo-onpage-la-gi/
Tối ưu thẻ Title
Thẻ Title, Đây chính là tiêu đề cho bài viết, xuất hiện trong kết quả tìm kiếm Google với dòng đầu tiên. Nếu được làm tốt và hấp dẫn thì không lý nào mà người tìm kiếm thông tin không click vào bài viết. Thông thường thì một title đạt chuẩn khi có dưới 60 kí tự và chứa từ khóa.
Thẻ miêu tả (Meta description)
Thẻ Meta description: là phần khái quát nội dung chính, phần gợi sự tò mò, hứng thú để người đọc click vào bài viết. Bên cạnh đó bạn cần chèn thêm từ khóa sao cho hợp lý vào phần này để hỗ trợ Boot tìm kiếm của Google nhanh hơn.
Tối ưu thẻ Alt
Nhiều SEOer thường bỏ qua việc tối ưu thẻ Alt, tuy rằng nội dung trong Alt thì người tìm kiếm thông tin không đọc được, nhưng nó lại được đọc bởi Boot của Google. Bởi vậy tối ưu Alt hỗ trợ rất nhiều cho việc bài viết của bạn được tìm kiếm qua hình ảnh hay nói cách khác đó là tạo mối liên quan giữa hình ảnh và bài viết.
Tối ưu thẻ Heading
Đây chính là kết cấu của bài viết, nó được phân chia ra các phần heading 1 đến heading 6. Để hỗ trợ quá trình Index nội dung của Google diễn ra mau chóng hơn, bạn nên thêm các từ khóa vào các heading.
Table of Content (TOC)- Mục lục
Bạn nên thiết kế TOC đủ ấn tượng và chất:
- Tối ưu trải nghiệm cho người sử dụng: TOC hỗ trợ người đọc đi đến phần thông tin mình cần tìm kiếm
- Thuật toán Google Hummingbird & Rankbrain đánh giá cao TOC
Tối ưu thẻ Bold
Bạn nên in đậm các từ quan trọng trong bài viết để người đọc dễ dàng nắm bắt được những yếu tố chính trong bài viết. Mật độ các từ khóa nên phân bố đều ở các phần chiếm khoảng 1-3% bài viết
Số lượng từ
Với những bài chính cần SEO thì số lượng từ thường nên có từ 1300-1600 chữ. Bên cạnh đó bạn có thể chèn nhiều Semantic keywwords vào bài viết và ưu tiên sự tự nhiên
Liên kết nội bộ (Internal Link)
Để người đọc có thể dành nhiều thời gian hơn thăm trang web của bạn, từ đó Google sẽ đánh giá cao chất lượng web và gia tăng thứ hạng trên máy tìm kiếm, bạn cần tạo dựng liên kết các bài viết có nội dung liên quan lại với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho khách đọc nhiều bài viết trên trang của bạn hơn.
Tối ưu nội dung( Audit content)
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để bạn có một kết quả tìm kiếm tốt. Một bài viết có phần nội dung chất lượng là khi nó mang lại giá trị hữu ích cho người đọc. Ngoài ra, bài viết không được trùng lặp, sao chép những bài viết khác, lối hành văn sao cho dễ đọc dễ hiểu thông tin.
Tối ưu tốc độ tải trang
Không ai muốn dùng quá nhiều thời gian để vào một trang web nào đó. Nếu trang web bạn tải lâu, đương nhiên họ sẽ lựa chọn click vào kết quả tìm kiếm khác, như vậy bạn đã thất bại rồi đấy. Cho nên bạn cần cải thiện tốc độ tải trang để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có thể hiểu rõ về SEO onpage, tầm quan trọng của nó và làm thế nào để SEO onpage hiệu quả. Chúc các bạn sớm áp dụng thành công và đem về kết quả tốt đẹp như mong đợi.